Thứ tư, 24/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 106
Tập XXIII, số 10 (146) 2013 Số đặc biệt

Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue dựa vào hệ thống giám sát trọng điểm ở huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long năm 2012-2013

Epidemiological characteristics of Dengue hemorrhagic fever based on sentinel surveillance system in Mang Thit district, Vinh Long province in 2012-2013
Tác giả: Diệp Thanh Hải, Lương Chấn Quang, Đỗ Kiến Quốc, Nguyễn Thanh Vũ, Nguyễn Thị Thanh Thảo, Cao Minh Thắng, Bùi Chí Tâm, Lý Huỳnh Kim Khánh, Phạm Thị Thúy Ngọc,Trần Ngọc Hữu
Tóm tắt:
Hiện nay, thông tin về đặc điểm dịch tễ bệnh Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) thu thập từ khối cảm thụ, véc-tơ và virus ở cùng một nơi, cùng một khoảng thời gian là thật sự cần thiết và việc thiết lập hệ thống giám sát trọng điểm bệnh SXHD (GSTĐ) để ghi nhận các thông tin này là phù hợp. Vì vậy, đề tài nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm dịch tễ học bệnh SXHD ở huyện Mang Thít, vùng lưu hành SXHD thấp của tỉnh Vĩnh Long, thông qua việc triển khai hệ thống GSTĐ bệnh SXHD được tiến hành trong thời gian một năm. Nghiên cứu cắt ngang triển khai từ tháng 7/2012 đến tháng 06/2013 tại Bệnh viện đa khoa huyện Mang Thít đã thu tuyển, lấy mẫu xét nghiệm 87 trường hợp chẩn đoán SXHD và điều tra véc-tơ định kỳ tại 02 xã Tân Long Hội và An Phước của huyện Mang Thít. Trong 31 mẫu NS1(+) (35,6%, 31/87), 16 chủng virus Dengue (DEN) phân lập được (51,6%, 16/31) bao gồm DEN-1 (35,5%), DEN-4 (9,7%) và DEN-2 (6,5%). Ca mắc SXHD tập trung vào mùa mưa (tháng 7 đến tháng 10) và không khác biệt về giới tính (nam 50,6% và nữ 49,4%). 67,8% ca bệnh SXHD là trẻ em (≤ 15 tuổi), chủ yếu là học sinh (54%) và trẻ ≤ 6 tuổi (23%). Yếu tố dấu dây thắt dương tính, gan to, bạch cầu giảm ≤ 5.000/mm3 và tiểu cầu giảm ≤100.000/mm3 trong nhóm xét nghiệm DEN dương tính có tỷ lệ cao có ý nghĩa thống kê so với nhóm âm tính (p<0,05). Muỗi vằn, Aedes aegypti, là véc-tơ chính lan truyền bệnh SXHD ở điểm nghiên cứu với mức độ lưu hành cao quanh năm (BI>20 và HI>10%). Đặc điểm dịch tễ bệnh SXHD ở huyện Mang Thít khá tương đồng với khu vực phía Nam về tuổi mắc bệnh, nhóm nghề nghiệp mắc cao, dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng. Việc triển khai xét nghiệm kháng nguyên NS1 ở Bệnh viện tuyến huyện là khả thi, phục vụ hiệu quả cho điều trị và dự phòng cũng như gia tăng tỷ lệ phân lập virus DEN khi tiến hành trên mẫu huyết thanh cấp đã được sàng lọc với xét nghiệm NS1. Hoạt động GSTĐ bệnh SXHD cần duy trì ít nhất 3-5 năm nhằm thu thập đầy đủ, liên tục các dữ liệu liên quan và hoàn chỉnh các chỉ số dự báo dịch SXHD, góp phần dự báo xu hướng dịch chuẩn xác hơn.
Summary:
File nội dung:
yhdp_origin106_10_2013.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log