Thứ sáu, 29/03/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 249
Tập XXIII, số 10 (146) 2013 Số đặc biệt

Đánh giá hiệu quả của dự án can thiệp cộng đồng trong phòng chống bệnh tay chân miệng tại quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh (6/2011- 12/2012)

Efficacy of the community intervention to prevent hand, foot and mouth disease for children under 5 years in Go Vap district of Ho Chi Minh city from June 2011 to December 2012
Tác giả: Hồ Thị Thiên Ngân, Phan Thanh Bình, Bùi Thị Hồng Loan, Nguyễn Trung Hòa, Lê Văn Tuân
Tóm tắt:
Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của chương trình can thiệp nâng cao kiến thức và thực hành của người trực tiếp chăm sóc trẻ (NTTCST) về phòng bệnh tay chân miệng (TCM). Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua việc so sánh số ca mắc và tử vong, tỷ lệ kiến thức và thực hành đúng của đối tượng NTTCST trước và sau can thiệp. Kết quả cho thấy NTTCST là nữ giới 76,5%. Trình độ học vấn cấp 3 trở lên chiếm 73,4%. NTTCST là cha mẹ 43,1%, người giúp việc 38%. Thông tin về bệnh và phòng bệnh tiếp nhận được từ tờ rơi (100%), thầy cô giáo (98%) và tivi (87,6%). Kiến thức nhận biết bệnh sau can thiệp tăng từ 54% lên 99%. Kiến thức nhận biết các dấu hiệu chuyển nặng tăng 30% sau can thiệp. Kiến thức phòng bệnh đúng tăng từ 43,8% lên 75,1% sau can thiệp. Thực hành phòng bệnh đúng tăng từ 33,8% lên 57,6% sau can thiệp. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức đúng và thực hành đúng. Nguy cơ mắc bệnh giảm 2,44 lần và không có ca tử vong sau can thiệp. Sau thời điểm dịch bệnh TCM bùng phát mạnh vào giữa năm 2011, nghiên cứu can thiệp được triển khai thì kiến thức về bệnh TCM của NTTCST đã tăng trên 30% và thực hành về phòng bệnh tăng 23,8% có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu cho thấy chiến lược phòng bệnh với chương trình can thiệp bằng GDSK nâng cao nhận thức và thực hành làm giảm số ca mắc bệnh và giảm tử vong
Summary:
File nội dung:
yhdp_origin249_10_2013.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log