Thứ ba, 30/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 80
Tập XXIII, số 5 (141) 2013

Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer

Quality of life of patients with Alzheimer’s disease
Tác giả: Nguyễn Bích Ngọc, Phạm Thắng, Đỗ Thị Khánh Hỷ, Kim Bảo Giang, Hoàng Văn Minh, Nguyễn Thị Thùy Dương, Nguyễn Hoàng Long
Tóm tắt:
Bệnh Alzheimer - thể phổ biến nhất của sa sút trí tuệ là một bệnh thoái hóa não nghiêm trọng ở người cao tuổi ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân do sự suy giảm trí nhớ và thay đổi nhận thức. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm cung cấp thông tin về chất lượng cuộc sống (CLCS) của bệnh nhân Alzheimer, giúp đưa ra các bằng chứng trong việc đánh giá hiệu quả các hoạt động can thiệp nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang với 120 bệnh nhân Alzheimer và 120 người chăm sóc. Kết quả: Có 95 bệnh nhân tự đánh giá được CLCS của mình, 25 bệnh nhân cần trợ giúp của người chăm sóc. Người chăm sóc có xu hướng đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thấp hơn so với bản thân bệnh nhân tự đánh giá. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân do người chăm sóc đánh giá có tương quan với điểm MMSE, ADL, IADL, thời gian bị bệnh, mức độ trầm trọng và mức độ ảnh hưởng theo thang đo NPI. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân do bệnh nhân tự đánh giá có mối tương quan với MMSE, ADL, IADL và mức độ trầm trọng theo thang đo NPI
Summary:
Alzheimer, one of the most common form of dementia, is a serious brain disorder of elder that impacts daily living through memory loss and cognitive changes. This study was conducted to provide information about Alzheimer Disease’s patient quality of life (QOL), which aimed to provide evidence on efficacy assessment of prevention and treatment to improve QOL. Methods: cross-sectional study with 120 Alzheimer’s disease patients and caregivers. Results: 95 Alzheimer’s Disease patients were able to complete the questionnaire, while others needed the support of caregivers. Caregivers tended to underestimate the QOL of patients than patients themself. Factors associated with patients-rated QOL were MMSE, ADL, IADL, duration of Alzheimer’s disease, NPI severity and NPI distress. Factors associated with caregiver- rated QOL were MMSE, ADL, IADL and NPI severity.
File nội dung:
yhdp_origin80_5_2013.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log