Thứ ba, 30/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 38
Tập XXIII, số 5 (141) 2013

Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh dại tại Hà Nội giai đoạn 2006 - 2011 và đánh giá một số yếu tố liên quan

Epidemiological characteristios of human rabies in Ha Noi from 2006 - 2011 and some relaed factors
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cao Xuân Trường, Lê Hồng Hải, Nguyễn Thị Nhanh, Nguyễn Văn Bình, Phan Trọng Lân
Tóm tắt:
Tỷ lệ tử vong do bệnh dại có xu hướng gia tăng và tỷ lệ người bị súc vật nghi dại cắn được tiêm phòng cũng gia tăng trong những năm gần đây tại Hà Nội. Để đề ra các biện pháp phòng ngừa bệnh dại tốt hơn tại Hà Nội, một nghiên cứu để mô tả đặc điểm dịch tễ của các ca bệnh dại và xác định kiến thức, thái độ, và thực hành (KAP) của người dân trong việc phòng ngừa bệnh dại. Có 46 ca tử vong do bệnh dại tại Hà Nội, phân bố chủ yếu ở các huyện ngoại thành giáp ranh với các tỉnh có số ca tử vong do bệnh dại cao ở miền Bắc. Đa số các ca tử vong là nam (73,9%), có độ tuổi chủ yếu từ 25 tuổi trở lên (67,4%), và làm ruộng (43,2%). Tiền sử bị chó cắn là yếu tố phơi nhiễm chính (71,7%). Có 98 người được điều tra KAP, trong đó tỷ lệ người dân biết bệnh dại lây qua việc trực tiếp giết mổ và chăm sóc con vật ốm là 20,4%, biết đầy đủ cách phòng bệnh dại là 8,2%, và biết đầy đủ cách xử trí khi bị súc vật cắn là 8,2%. Tỷ lệ các hộ không đăng ký nuôi chó với chính quyền là 79,0%, không tiêm phòng cho chó nuôi là 23,1% và nuôi chó thả rông là 22,3%. Vì vậy, truyền thông trực tiếp về đường lây, cách phòng ngừa bệnh dại và cách xử trí khi bị động vật cắn cần phải được thực hiện cho các đối tượng có nguy cơ cao và các biện pháp cưỡng chế đối với việc tiêm phòng cho chó và không nuôi chó thả rông cũng cần phải được xem xét và thực hiện
Summary:
Human rabies mortality and proportion of reported cases after exposure with rabies suspected animals has increased in recent years in Hanoi. To propose effective measures on human rabies control and prevention, a retrospective study combined with a cross-sectional study were conducted to describe epidemiologic characteristics of human rabies cases and to identify knowledge, attitude and practices of local people on human rabies control and prevention. 46 human rabies cases were involved in the retrospective study. Most cases distributed in rural districts of Hanoi where bordering provinces with high human rabies mortality. Of 46 cases, most cases were males (73.9%), from 25 years old or above (67.4%) and farmers (43.2%). 71.7% of the cases were bitten by dogs. 98 local people participated in the crosssectional study, of which only 20.4% of participants knew rabies can transmit by direct contact, 8.2% had adequate knowledge on control and prevention measures and 8.2% sufficiently knew how to deal with wounds bitted by animals. 79.0% of households did not register their dogs at authorities, 23.1% did not vaccinate their dogs, and 22.3% wandered their dogs freely. Knowledge and practices of local people on human rabies control and prevention were quite low. Rabies transmission routes, human rabies control and prevention measures and actions after bitten by suspected animals should be directly communicated to high risk populations. Mandatory measures on dog vaccination and unwandered dograising should be strictly implemented.
File nội dung:
yhdp_origin38_5_2013.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log