Thứ ba, 30/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 66
Tập XXIII, số 5 (141) 2013

Ngộ độc thực phẩm trong các công nhân tại một bếp ăn tập thể thuộc tỉnh Bình Dương, năm 2012

An outbreak of gastroenteritis among workers at large canteen in Binh Duong province, Vietnam,2012
Tác giả: Nguyễn Văn Đạt, Lê Thị Kim Loan, Phan Trọng Lân, Võ Hữu Thuận, Nguyễn Văn Bình
Tóm tắt:
Ngày 10/7/2012, một vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại một bếp ăn tập thể tại công ty X do công ty Y cung cấp thực phẩm tại Bình Dương. Có khoảng 430 người đã ăn bữa trưa ngày 09/7/2012 tại công ty X và 56 trường hợp nhập viện với triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, nôn và buồn nôn. Chúng tôi đã thực hiện một cuộc điều tra để xác định thực phẩm bị ô nhiễm, cách lây và tác nhân gây bệnh. Một nghiên cứu bệnhchứng được thiết kế để xác định thực phẩm bị ô nhiễm. Tất cả các ca bệnh và ca chứng được phỏng vấn trực tiếp. Điều tra cơ sở và người chế biến cũng được thực hiện. Có 54 trường hợp thỏa mãn định nghĩa ca bệnh, 72 ca chứng được lựa chọn ngẫu nhiên từ những người cùng tham dự bữa ăn. Có 4 loại thực phẩm được phục vụ trong bữa ăn, chỉ có món canh bí thịt bằm có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với ngộ độc thực phẩm trong phân tích đa biến (OR hiệu chỉnh = 9,48; KTC 95%: 3,24 - 27,72). Khi điều tra tại cơ sở chế biến, chúng tôi nhận thấy các dụng cụ chế biến thức ăn không đảm bảo vệ sinh và không phân định rõ dụng cụ dùng cho thức ăn sống và chín; Bàn sơ chế thực phẩm được dùng để chia thức ăn chin; Có 04/14 người chế biến chưa được khám sức khỏe và tập huấn về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực phẩm sau khi chế biến được để ở nhiệt độ thường khoảng 3 giờ 30 trước khi phục vụ cho công nhân. Qua điều tra, chúng ta kết luận rằng món canh bí thịt bằm là thực phẩm nguyên nhân. Thêm vào đó, bệnh viện cần phải lấy mẫu bệnh phẩm để xác định tác nhân gây bệnh. Các công ty cung cấp thực phẩm phải phục vụ ăn uống trong vòng hai giờ tính từ lúc nấu chín hoặc phải đảm bảo nhiệt độ bảo quản trong suốt thời gian từ lúc nấu chín đến lúc phục vụ.
Summary:
On 10 July 2012, an outbreak of gastroenteritis occurred in a large canteen of a company X after lunch. A food catering provided meals for workers of company X. According to initial report, 430 workers attended this meal; of them 56 were hospitalized with abdominal pain, diarrhea, vomiting and nausea. We conducted an investigation to identify implicated food, vehicle, and causative agent. A case-control study was used to identify implicated food. All cases and controls were interviewed face-to-face. Catering facilities and food-handlers were also investigated. 54 cases fulfilled the case definition and 72 controls were randomly selected. There were four kinds of food items served in this meal but only odds ratio (OR) of “soup of pumpkin and minced pork” I was statistically significant in multivariate analysis: adjusted OR = 9.48 (95% CI: 3.24 - 27.72). Kitchen did not separate cooked foods from raw foods. A counter was used to prepare for raw foods as well as divide cooked foods. Furthermore, cooked foods were in room temperature about three and a half hours before serving. Four out of fourteen food-handlers were not trained on basic food safety knowledge and did not have health certificates. Through investigations, we concluded that “Soup of waxy pumpkin and minced pork” was implicated food. Hospitals should take specimens of patients to isolate causative agents. Food-catering services should serve foods within two hours after cooking if the foods were kept at room temperature or they have to keep cooked foods in safe temperature until serving
File nội dung:
yhdp_origin66_5_2013.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log